Mã vạch là gì? Mã vạch đã quá quen thuộc và dễ dàng bắt gặp khi mua một món hàng từ quần áo, thực phẩm cho đến thiết bị, dụng cụ học tập,…Nhưng bạn có biết đặc điểm của nó là gì và ý nghĩa của nó ra sao mà lại được sử dụng phổ biến đến thế? Cùng Phúc An tìm hiểu ngay công năng của những mã vạch này nhé. 

Khái niệm mã vạch 

Hình 1: Mã vạch là gì – Loại mã được phát minh bởi Woodland 
Mã vạch là gì – Loại mã được phát minh bởi Woodland

Nguồn gốc của mã vạch

Norman Joseph Woodland và Bernard Silver là người đã đưa ra ý tưởng về mã vạch vào năm 1952. Mãi đến năm 1992, mã vạch bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh. Và Woodland vì thế cũng được trao tặng giải thưởng Huy chương Công nghệ Quốc gia cho những thành quả đạt được.

Mã vạch là gì?

Mã vạch còn được gọi với cái tên khác là Barcode, nó là một tổ hợp các vạch màu đen song song và có độ dài khác nhau. Hơn thế, độ rộng của vạch đen cũng như khoảng cách của các vạch cũng có thể thay đổi. Đây là cách biểu thị kết hợp với các mẫu tự, ký hiệu và con số nhằm cất giữ thông tin và sau đó truyền tải lại thông tin đó. Công việc này không thể thực hiện bằng mắt thường, sẽ có máy quét để xác định đúng thông tin mà mã truyền đạt. Và hiện nay, có thể thực hiện quét mã ngay với chiếc điện thoại thông minh.

Phân loại mã vạch

Hình 2:  Mã vạch được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau
Mã vạch được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau

Tiếp xúc mỗi ngày và đã quá quen mắt với những mã vạch tuy nhiên chắc chắn rất ít người biết chúng có bao nhiêu loại. Vậy phân loại mã vạch là gì? Có thể nói, chúng có sáu loại phổ biến nhất là: Mã vạch UPC, Mã vạch Code 39, Mã vạch Code 128, Interleaved 2of5, Codabar. Chúng được chia theo tiêu chí dung lượng, tính chất công việc hay cũng có thể dựa vào dạng thức thông tin trình bày. Mỗi mã vạch để thuận tiện và linh hoạt hơn lại được triển khai thêm nhiều phiên bản khác nhau.

UPC (Universal Product Code)

UPC được dùng nhiều trong ngành thực phẩm, nó là “chứng minh thư” cho mỗi sản phẩm. Điều đó có nghĩa không sản phẩm nào trùng lắp với sản phẩm nào trong danh mục hàng hóa. Điều này giúp tạo thuận lợi trong quá trình thanh toán và kiểm kê để tránh thất thoát. Mỗi UPC gồm mười hai số có thể đọc được phần mã vạch dành cho máy quét và không bao gồm ký tự.

EAN-13 (European Article Number)

EAN-13 được cho là bước nối tiếp và linh hoạt hơn UPC khi sở hữu đến mười ba ký số. Tuy nhiên, loại mã này vẫn không mã hóa được chữ. Khi mua hàng hóa, chúng ta có thể phán đoán ngay quốc gia xuất xứ ở đâu nhờ vào ba số đầu tiên. Ví dụ, hàng hóa có mã bắt đầu bằng 893 sẽ có nguồn gốc từ Việt Nam, 400 là hàng nhập Đức, 690 đến 695 là hàng Trung Quốc. 

Code 39

Hình 3: Mã vạch Code 39 có nhiều cải tiến hơn UPC và EAN
Mã vạch Code 39 có nhiều cải tiến hơn UPC và EAN

Thêm một bước cải tiến theo sau UPC và EAN chính là mã Code 39 và chúng được sử dụng rộng rãi nhất. Nó không bị bó buộc bởi chiều dài ký số, thông tin được chứa đựng nhiều hơn  và linh hoạt hơn. Cụ thể, mỗi mã thường là tổ hợp khác nhau của bộ ký tự chữ alphabet a – z và các ký tự số 0 – 9 ngoại trừ số 7 có ý nghĩa khác. 

Interleaved 2 of 5

Cũng mắc phải khuyết điểm không mã hóa được ký tự tuy nhiên, Interleaved 2 of 5 không bị giới hạn về độ dài ký số. Hơn thế, với một không gian hạn hẹp cho phép, mã Interleaved 2 of 5 có thể được nén gọn do vậy chứa đựng được nhiều thông tin hơn.

Cách hoạt động của máy quét mã vạch là gì?

Hình 4: Máy quét mã vạch hỗ trợ nhanh chóng cho công việc
Máy quét mã vạch hỗ trợ nhanh chóng cho công việc

Cách hoạt động của mã vạch là gì? Để mã vạch có thể hoạt động, người dùng sẽ cần tới máy quét. Điện thoại thông minh khi cài app sẽ truy xuất được thông tin mã vạch, tuy nhiên nó không thuận tiện cho công việc. Máy quét là thiết bị chuyên dụng phục vụ cho khối lượng công việc lớn và phát sinh thường xuyên. Nó có thể kết nối với máy vi tính hoặc laptop để xuất ra hóa đơn bán hàng cho khách hoặc các báo cáo kiểm kê. Cách thực một máy quét thực hiện là:

  • Máy thu quét thông tin mã vạch bằng nguồn sáng và thấu kính
  • Ánh sáng được thu về ngay lập tức tại cảm quang và được chuyển đổi thành tín hiệu điện
  • Thông tin được xác định và chuyển đến thiết bị kết nối quản lý và được ghi nhận để phục vụ cho các công việc xuất bill, theo dõi hàng hóa,…

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ứng dụng của mã vạch là gì?

Hình 5: Mã vạch là gì – Loại mã có khả năng quản lý tốt hàng hóa
Mã vạch là gì – Loại mã có khả năng quản lý tốt hàng hóa

Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt ngành hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp là có ứng dụng cao nhất. Có thể nói dù là kinh doanh trong nước hay xuất khẩu đều cần đến mã Barcode để tiện theo dõi. Từng mặt hàng sẽ có một quy định riêng dành cho việc thực hiện mã vạch. Và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan có trách nhiệm  quản lý cũng như phân phối mã vạch cho các công ty.

Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt ngành hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp
Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt ngành hàng tiêu dùng, sản xuất công nghiệp

Nói tóm lại, câu hỏi “mã vạch là gì?” đã được giải thích để bạn nắm rõ nguồn gốc, cấu tạo, phân loại và ứng dụng. Trong thực tế, tùy theo lĩnh vực kinh doanh của công ty sẽ được cấp những mã vạch đúng theo quy định. Với nhiều lợi ích mang lại, hãy triển khai ngay mã vạch cho đơn vị của mình thông qua dịch vụ từ Phúc An. Công ty chuyên cung cấp máy in, quét mã vạch chất lượng, uy tín và giá tốt.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TEM NHÃN MÃ VẠCH PHÚC AN

  • Địa chỉ: 1711 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274 3585679
  • Hotline: 0906.637.687
  • Fax: 0274 3585679
  • Email: contact@mavachphucan.com
  • Website: www.mavachphucan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *